Sàn lát gạch hiện nay rất phổ biến trong các công trình khu dân cư và thương mại bởi tính thẩm mỹ, dễ bảo trì và sự đa dạng về thiết kế cũng như về chủng loại gạch trên thị trường hiện nay.
Mỗi loại gạch yêu cầu quá trình thi công thích hợp để đảm bảo độ bền lâu dài. Phương pháp thi công và chi tiết thiết kế không đúng sẽ ảnh hưởng đến độ bám dính, gây hiện tượng phồng rộp và nứt bể của gạch ốp lát, vv.
Vậy hiện tượng gì xảy ra trước khi gạch bị vênh? Những viên gạch bị ép lẫn nhau, và dần dà tạo nên áp lực giữa bề mặt của viên gạch và lớp nền lát gạch. Sự bong tách của gạch khỏi lớp nền bắt đầu và khả năng bám dính của gạch giảm dần dưới tác động của ứng suất nén. Tình trạng không ổn định này tăng dần và áp lực tác động lên viên gạch gây ra hiện tượng cong vênh, nứt bể.
Hãy điểm qua các lý do gây nên hiện tượng này và các biện pháp phòng tránh:
Khi sàn tiếp xúc với sự thay đổi khắc nghiệt về nhiệt độ hoặc độ ẩm, sàn có thể bị co hoặc giãn nhanh hơn gạch. Sự co ngót này cũng có thể diễn ra do sự đặc chắc tự nhiên của bê tông sau khi bảo dưỡng hoặc do tải trọng của toà nhà theo thời gian.
Cách phòng tránh: Thi công các khe co giãn (còn gọi là khe chuyển động) trong và xung quanh khu vực lót gạch khi diện tích sàn lớn. Khe co giãn nên được đặt vào các khu vực ốp lát gạch tiếp giáp với các cấu kiện đứng như tường, cột, lề, bậc thang. Khe co giãn nên được sử dụng tại những khu vực có khả năng tạo ra ứng suất, ví dụ như sự chênh lệch lớn về nhiệt độ.
Khi bê tông hoặc vữa xi măng không được bảo dưỡng đủ và đúng cách, lớp nền vẫn còn trong giai đoạn co ngót và các vết nứt co ngót khô có thể có thể xuất hiện sau khi thi công ốp lát.
Cách phòng tránh: Bảo dưỡng đủ và đúng cách.
Cách phòng tránh: Sử dụng keo dán gạch có độ đàn hồi cho những vị trí có thể có sự biến thiên về nhiệt độ hoặc bề mặt ốp lát đàn hồi. Keo dán gạch có tính chất đàn hồi được phân loại thuộc dòng “S1” hoặc dòng “S2” theo tiêu chuẩn EN 12004 hoặc ISO 13007-1. Độ đàn hồi được định nghĩa là khả năng co giãn của lớp keo dán gạch đã đóng rắn dưới tác động bởi lực tạo ra giữa viên gạch và bề mặt sàn lát gạch mà không mất đi độ bám dính hoặc gây hư hỏng bề mặt lắp đặt.
Ký hiệu “S1” cho biết sản phẩm vữa lát gạch có độ đàn hồi và ký hiệu “S2” cho vữa có độ đàn hồi cao. Phân loại độ đàn hồi chỉ áp dụng cho keo dán gạch gốc xi-măng theo tiêu chuẩn (Loại C). Những sản phẩm của Mapei thuộc dòng có độ đàn hồi bao gồm: Keraflex Maxi S1, Kerabond T + Isolastic 50, Kerabond T + Isolastic, Keraquick S1, Granirapid, Elastorapid, Ultralite S1,…
Việc không có các khe co giãn giữa các viên gạch hoặc kích thước khe co không đủ rộng sẽ làm hạn chế không gian co giãn của viên gạch, cũng có thể dẫn đến hiện tượng gạch phồng rộp, bong tróc.
Cách phòng tránh: Chừa những khe co rộng hơn giữa những viên gạch. Đối với gạch ốp lát sàn, độ rộng tối thiểu của khe nối được đề xuất không nên nhỏ hơn 3mm. Khi sử dụng các loại gạch bằng phương pháp ép đùn, độ rộng của khe co nên khoảng từ 6-10mm.
Chú trọng trong quá trình thao tác thi công có thể ngăn ngừa được những khiếm khuyết trong quá trình thi công ốp lát gạch.